VIÊM DA CƠ ĐỊA

Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da mãn tính hay gặp, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn hay gặp hơn ở trẻ em. Bệnh mang đến các biểu hiện như ngứa ngáy khó chịu, mẩn đỏ,… Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như viêm da tiếp xúc, vảy nến… Và nếu không được chữa trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này. Bài viết này sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin về bệnh viêm da cơ địa và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này.

1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) hay còn có tên gọi khác là chàm thể địa (Atopic eczema). Đây là một bệnh ngoài da, với biểu hiện chính là ngứa, da ban đầu có thể xuất hiện các nốt ban đỏ ngoài da ở mức độ nhẹ, sau đến sẽ dần chuyển thành các thể lichen hóa (là một tình trạng gây dày da). Đây được xếp loại là một bệnh da liễu mang tính chất mạn tính, có liên quan đến yếu tố cơ địa và miễn dịch, xu hướng tiến triển từng đợt cấp và bán cấp. 

Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ hoặc những người có làn da mỏng. Có tới 60% trẻ khởi bệnh trong năm đầu đời, chủ yếu là 2 tháng đầu sau sinh; 30% trong 5 năm đầu, và khoảng 10% phát bệnh trong khoảng từ 6 đến 20 tuổi. Rất hiếm trường hợp bệnh khởi phát ở người lớn.

Dựa vào độ tuổi khởi phát bệnh mà người ta chia viêm da cơ địa thành 3 nhóm:

  • Dưới 2 tuổi : Chàm sữa

  • Từ 2 đến 12 tuổi: Viêm da cơ địa trẻ nhỏ

  • Từ trên 12 tuổi: Viêm da cơ địa người lớn

2. Triệu chứng thường gặp của viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là một tình trạng bệnh mạn tính với tiến triển là những đợt cấp hay mạn tính. Vì vậy tương ứng với mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Ở giai đoạn cấp tính sẽ có những biểu hiện sau:

Vùng da khởi bệnh bị sưng, phù nề, nổi mề đay. Đi kèm với đó là hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu tại vùng bị tổn thương. Thậm chí có thể có các vết trợt, chảy dịch, vảy tiết do gãi. Đôi khi có cả mụn nước. Khi bạn càng gãi hoặc chà sát thì vùng da tổn thương càng lan rộng ra, tạo thành một mảng lớn. Dần dần trên da sẽ hình thành các sẩn, đám sẩn dày đặc, không có vẩy da. Bạn sẽ cảm thấy ngứa tăng và nóng nhiều tại vùng da đó.

Giai đoạn bệnh cấp tính thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (chàm sữa), hoặc những lần tái phát ở trẻ lớn. Ở trẻ dưới 2 tuổi, vị trí da tổn thương thường là 2 bên má, vùng cằm, cổ, mặt duỗi các chi.Tổn thương là các mụn nước, ban đỏ, và dễ vỡ. Ở trẻ lớn hơn thì vị trí tổn thương hay gặp ở các mặt gấp như cổ, khuỷu tay, khoeo chân, thân mình.

Ở giai đoạn mãn tính:

Bệnh tiến triển thành mãn tính khi tình trạng bệnh kéo dài và hay tái phát, sẽ xảy ra tình trạng ngứa, gãi liên tục. Lâu dần vùng da bị tổn thương sẽ dày lên, khô, tạo rõ ranh giới với vùng da lành..Tại vùng tổn thương có thể xuất hiện các vết nứt gây đau và ngứa rát. Hoặc nặng hơn sẽ chuyển sang giai đoạn lichen hóa, tạo thành các mảng da dày, khô, đổi màu sang nâu hoặc xám, bong tróc do chà xát nhiều.

Viêm da cơ địa mãn tính hay gặp ở những đối tượng là người trưởng thành hơn là trẻ em. Vùng da tổn thương thường là các vùng tì đè nhiều như khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, hay các nếp gấp như cổ tay, cổ chân…

3. Viêm da cơ địa nguyên nhân do đâu?

Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh viêm da cơ địa. Nhiều nghiên cứu cho rằng đây là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính di truyền. Theo thống kê cho thấy, trẻ có bố hoặc mẹ bị cơ địa dị ứng thì có 60% nguy cơ mắc bệnh; cả bố và mẹ đều bị thì tỉ lệ này lên đến 80%.

Ngoài ra mức độ nặng nhẹ của bệnh, tần suất bệnh viêm da cơ địa tái phát còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

 

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch bị rối loạn hay suy yếu làm cơ thể không có khả năng chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh.Khi đó tình trạng bệnh hay tái phát và tiến triển nặng hơn.

  • Do các yếu tố dị ứng: Khi cơ thể có cơ địa dị ứng tiếp xúc với các yếu tố như khói bụi, lông động vật, hóa chất, xà phòng... sẽ tăng sản xuất IgE trong huyết thanh, gây ra phản ứng mẩn đỏ, ngứa trên da.

  • Do yếu tố thời tiết hanh khô: Vào mùa đông trời độ ẩm giảm, thời tiết hanh khô làm ảnh hướng đến lớp hàng rào bảo vệ da. Lớp ceramic giúp giữ ẩm cho da bị giảm, làm da bị mất nước, khô và nứt nẻ.

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h