RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG GIẢM NGUY CƠ MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Bàn tay mất vệ sinh nguy cơ làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm
Bàn tay là một trong những con đường phổ biến nhất để vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác. Bàn tay tiếp xúc với rất nhiều các vật dụng hàng ngày. Có hàng nghìn vi khuẩn trên da mà mắt thường không nhìn thấy được đặc biệt là ở lòng bàn tay, kẽ tay, móng tay... Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh. Những hành vi quen thuộc của nhiều người như đưa tay dụi mắt, miệng, cầm nắm đồ vật bẩn nhưng không rửa tay sạch... đã vô tình làm “cầu nối” giúp những vị khách không mời dễ dàng vào cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh hay gặp như đau mắt, tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp…thường mắc phải cũng chính là do thực hiện vệ sinh kém. Làm sạch bàn tay ngăn ngừa nhiễm trùng. Giữ tay sạch sẽ ngăn ngừa bệnh tật ở nhà, ở trường, và tại nơi làm việc. Thực hành vệ sinh tay là biện pháp quan trọng phòng ngừa trong cơ sở y tế, tại các cơ sở giữ trẻ, trong các trường học và các tổ chức công cộng.
Rửa tay với nước không là chưa đủ để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, do nước chỉ làm trôi những vết bẩn nhìn thấy được nhưng không diệt được vi rút, vi khuẩn. Bàn tay sau khi rửa với nước không vẫn chứa nhiều mầm bệnh về đường tiêu hoá, các nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như dịch tả, SARS, Cúm A (H5N1, H1N1), ngộ độc thực phẩm, bệnh tay- chân- miệng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, rửa tay được coi là liều vắc xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Người dân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ cần có kỹ năng và thói quen rửa tay bằng xà phòng đúng cách để phòng, chống các dịch bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là một cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể. Chỉ với một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn đường hô hấp tới 19-45%.
Quy trình rửa tay thường quy: 6 bước rửa tay đúng cách

- Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Rửa tay với xà phòng là phương pháp hiệu quả nhất, cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa sự lan truyền vi khuẩn. Chúng ta nên hình thành thói quen rửa tay với xà phòng thường xuyên và tuân thủ 6 bước rửa tay thường quy với xà phòng không chỉ bảo vệ sức khỏe, phòng tránh vi khuẩn gây bệnh mà còn là hành động thiết thực cho cá nhân và cộng đồng có cuộc sống khỏe mạnh hơn./.
Phòng Dân số-Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới 8/5/2025. "Chung tay đẩy lùi Thalassemia - Vì một thế hệ khỏe mạnh"
- Sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm Y tế tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID và căn cước công dân gắn chíp để khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế
- TRUYỀN THÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ
- Quyết định về việc ban hành Thể lệ cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành y tế Việt Nam
- Triển khai cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành y tế Việt Nam
- Hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến "Tự hào Việt Nam" kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCNVN
- Hướng dẫn sử dụng sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
- Tuyên truyền tham gia Giải Búa Liềm vàng năm 2025
- Đẩy mạnh và tuyên truyền và báo cáo tiến độ triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025 trên địa bàn huyện
- Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương tổ chức tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày thầy thuốc Việt Nam (27/02/1995-27/02/2025) và 80 năm ngày thành lập ngành Y tế Thanh Hóa (1945-2025)
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h