Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh Bạch Hầu
Tại Thanh Hóa nói chung và Quảng Xương nói riêng từ đầu năm đến nay chưa có ca mắc bệnh Bạch hầu nào. Tuy nhiên trong những năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19; tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình TCMR và ngoài chương trình TCMR nói chung, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch hầu nói riêng có thời điểm bị gián đoạn và thiếu vắc xin; đây là cơ hội và là thời điểm bệnh Bạch hầu có thể xâm nhập vào địa bàn huyện Quảng Xương.
Triệu chứng của bệnh: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Độc tố bạch hầu có thể gây các biến chứng :
- Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Thoái hóa thận, hoại tử ống thận
- Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh vẫn chưa được loại trừ ở Việt Nam, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất.
Việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1985. Hiện nay, vắc xin có chứa thành phần bạch hầu đã triển khai tiêm trong chương trình với 3 liều để tạo miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi và 01 liều nhắc lại khi trẻ 18-24 tháng tuổi.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm các vắc xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, đưa trẻ tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
- Người dân không để tâm lý hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các phương tiện thông tin đại chúng không chính thống; thực hiện tiêm chủng vắc xin chứa thành phần bạch hầu theo đúng khuyến cáo của cơ quan y tế phòng chống dịch để đảm bảo an toàn, hiệu quả phòng bệnh; Trong trường hợp cần thiết, liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để nhận được tư vấn về các biện pháp phòng bệnh bạch hầu.
Phòng Dân số - TTGDSK
- Phương án phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn huyện Quảng Xương năm 2024
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024
- Phổ biến nội dung và phát động "Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa
- Thông báo tuyển dụng viên chức Trạm Y tế năm 2024
- Công văn về việc định hướng công tác tuyên truyền thông tin tích cực, đấu tranh xử lý thông tin xấu độc trong dịp kỷ niệm Ngày cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh
- Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024 trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên
- Công văn tuyên truyền và tổ chức đoàn tham quan Triển lãm Mỹ thuật khu vực IV (Bắc Miền Trung) lần thứ 29, năm 2024)
- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 3: Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn huyện Quảng Xương.
- Hưởng ứng tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ
- Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh Bạch Hầu
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h