KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH WHITMORE

   Bệnh Whitmore (tên khoa học: Melioidosis) là một bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền sang người và động vật. Căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở các nước có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt ở phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
  Bệnh Whitmore gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei, loại vi khuẩnsống trong đất sâungoài tự nhiên, có thể lây nhiễm cho cả con người và động vật như chó, mèo, bò, lợn,....Đây là vi khuẩn hiếu khí, không sinh nha bào, đặc biệt nhạy cảm với tia cực tím và ánh sáng mặt trời, bị chết ở 58oC trong vòng 15 phút.
  Con người có thể bị mắc bệnh Whitmore khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất và nước bề mặt bị ô nhiễm, đặc biệt là qua da bị trày xước. Hiếm thấy hiện tượng lây truyền từ người sang người. Ngoài ra, bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp do hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn khi đất bị cày xới từ dưới sâu lên. Bệnh Whitmore không lây qua gen di truyền.
  Thời gian kể từ khi nhiễm vi khuẩn vào cơ thể cho đến khi phát bệnh thường kéo dài từ7-10 ngày. Tuy nhiên, khi bệnh khởi phát, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và không đặc hiệu nên rất khó chẩn đoán. Một số ngườikhi bị nhiễm khuẩn nhưng không có biểu hiện lâm sàng và khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch hoặc thể trạng suy yếu, các triệu chứng lâm sàng trội lên bao gồm: sốt cao, rét run,  loét da, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết...Chính vì vậy bệnh không gây thành dịch mà chủ yếu xảy ra tản phát tại nhiều nơi trong cộng đồng. Đôi khi có thể xảy ra chùm ca bệnh từ 2 đến 3 người thường ở cùng gia đình có tình trạng miễn dịch suy giảm hoặc có các bệnh lý nền làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  Bệnh Whitmore gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, đặc biệt gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước như chăn nuôi, trồng trọt. Bệnh Whitmore dễ bị mắc ở những người có các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch…. Tại Viêt Nam, bệnh Whitmore được mô tả lần đầu tiên vào năm 1925 tại TP. HCM, sau đó là Hà Nội, Huế. Trong 20 năm trở lại đây, một số nghiên cứu ghi nhận 60-70 ca mắc, chủ yếu tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  Bệnh không có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh Whitmore hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh đặc hiệu. Do đây là bệnh ít phổ biến mang tính cá thể và không gây thành dịch nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là không đặc hiệu và mang tính khu trú.
  Đối với hộ gia đình có bệnh nhân Whitmore, những thành viên khác trong gia đình cần chủ động phòng bệnh bằng các cách sau:
 - Đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm đồng về, trước khi ăn.
 - Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm ốm chết.
 - Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các khu vực ao hồ, sông gần khu vựcđấtcó nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
 - Khi làm các công việc chăn nuôi, trồng trọt, phải sử dụng giày, dép và găng tay khi tiếp xúc với đất và nước bẩn.
 - Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần đảm bảotuyệt đối không cho tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần sử dụng băng chống thấm và sau khi xong việc phải rửa sạch bằng xà phòng.
 - Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, nâng cao sức khoẻ, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn và bùng phát bệnh.
 - Bất cứ ai khi nghi ngờ nhiễm bệnh như sốt cao trên 38,5oC kèm theo rét run, đau đầu hay đau nhức cơcần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định vi khuẩn và điều trị kịp thời.
                Theo thông tin của Bộ Y tế Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương

 

 

 

 

 

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h