BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ TẨY GIUN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN NĂM 2023
Ai cũng có thể bị nhiễm giun đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, trí tuệ và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Chiến dịch tẩy giun cho toàn bộ học sinh theo học tại các trường Tiểu học trong và ngoài công lập,từ lớp 1 đến lớp 5, không phân biệt độ tuổi; trẻ từ 6 đến 10 tuổi không theo học tại các trường tiểu học và phụ nữ 15-45 tuổi, nhằm giảm tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống các bệnh giun truyền qua đất và cải thiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
* Những nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun
Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa được đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, nguồn nước không hợp vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và cả nguồn không khí bị ô nhiễm.
* Các biểu hiện khi bị nhiễm giun
- Đau bụng vùng rốn, bụng ỏng, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, ỉa ra giun
- Khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn vào ban đêm
- Trẻ biếng ăn, khó chịu, thay đổi trong hoạt động hàng ngày
- Trẻ em gái có thể bị mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo
- Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất
- Trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.
* Tác hại của giun đối với cơ thể người
- Giun ở trong ruột hút máu và chất dinh dưỡng đồng thời tiết ra độc tố làm cơ thể chúng ta bị mất máu, thiếu chất dinh dưỡng, xanh xao, vàng vọt, gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh.
- Giun gây đau bụng, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: Tắc ruột, lồng ruột do giun, giun chui ống mật, gây viêm ruột thừa,...
* Để phòng ngừa nhiễm giun chúng ta phải thực hiện tốt những việc sau:
- Cần được tẩy giun định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần (1 năm 2 lần).
- Chống phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường bằng cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường như: + Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện;
+ Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút móng tay;
+ Luôn đi giày, dép, không nghịch đất, không ngồi lê la trên đất;
+ Không đại tiện, tiểu tiện, phóng uế bừa bãi;
+ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường, lớp, chỗ học tập sạch sẽ.
- Không ăn: thức ăn ôi thiu, chưa nấu chín, hoa quả chưa rửa sạch, không uống nước lã.
*Thông tin về ngày tẩy giun:
- Ngày uống thuốc tẩy giun: + Học sinh tiểu học: Ngày 14/11/2023
+ Phụ nữ 15-45 tuổi: Ngày 15/11/2023
* Đối tượng được uống thuốc giun
- Toàn bộ học sinh đang theo học tại các trường Tiểu học trong và ngoài công lập, từ lớp 1 đến lớp 5, không phân biệt độ tuổi. Trẻ từ 06 đến 10 tuổi không theo học tại các trường Tiểu học.
- Toàn bộ phụ nữ 15 đến 45 tuổi hiện đang sinh sống tại địa phương.
* Địa điểm : Tại các trường tiểu học (đối với học sinh)
Tại các thôn, khu phố: trẻ từ 06 đến 10 tuổi không đi học và phụ nữ tuổi sinh sản ( Phụ nữ 15-45 tuổi).
- THÔNG BÁO KẾT QUẢ XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC VÀ DỰ KIẾN THÍ SINH TRÚNG TUYỂN TRONG KỲ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG NĂM 2023
- Hưởng ứng cuộc thi “Dữ liệu với cuộc sống - Data for life”.
- BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ TẨY GIUN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ PHỤ NỮ TUỔI SINH SẢN NĂM 2023
- KẾ HOẠCH NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2023
- BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI TRỰC TUYẾN "TÌM HIỂU LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM"
- TẬP HUẤN QUẢN LÝ CA BỆNH VÀ GIÁM SÁT BỆNH NHIỄM HIV (PHẦN MỀM HIV INFO 4.0)
- PHƯƠNG ÁN TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG NĂM 2023
- KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH WHITMORE
- TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h