TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỞI
Hiện nay, bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng trở lại tại một số địa phương, đặc biệt trong điều kiện thời tiết giao mùa, môi trường đông đúc, mật độ dân cư cao. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Tính riêng từ đầu năm 2025 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận khoảng 38.807 ca nghi sởi tại 63 tỉnh, thành và 05 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, gần bằng cả năm 2024. Tại Thanh Hoá từ ngày 05/5/2025 đến hết ngày 11/5/2025 ghi nhận 84 ca sốt phát ban nghi Sởi (tăng 83 ca so với cùng kỳ năm 2024); không có ca tử vong; Chưa ghi nhận ổ dịch cộng đồng. Tại huyện Quảng Xương từ đầu năm 2025 đến nay đã có 84 trường hợp sốt phát ban nghi sởi và trong tuần (từ ngày 05/5/2025 đến hết ngày 11/5/2025) có 10 trường hợp.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh sởi, bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cho con em và cộng đồng, Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương khuyến cáo mỗi người dân cần nắm rõ thông tin và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua đường hô hấp, rất dễ lây từ người sang người. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm não,... đặc biệt là ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng và người chưa có miễn dịch.
2. Đường lây:
Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em chưa có miễn dịch, trẻ em từ 2 - 6 tuổi mắc bệnh nhiều.
3. Biểu hiện của bệnh sởi:
Thời kì khởi phát:
- Biểu hiện: Sốt 38,5oC - 40oC, nhức đầu, mệt mỏi …
- Xuất tiết niêm mạc: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm. Tiêu hoá có nôn, chớ, đi ngoài phân lỏng.
- Có hạt nội ban: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm
- Khi phát ban ra ngoài, đầu tiên ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ…
4. Các biện pháp phòng bệnh
4.1. Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi – rubella khi trẻ đủ 18 – 23 tháng tuổi trong Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chiến dịch do cơ quan y tế địa phương tổ chức.
4.2. Người lớn, trẻ em dưới 5 tuổi chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi và phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị - rubella) tại các cơ sở tiêm chủng để phòng bệnh cho chính bản thân và cho trẻ trong gia đình mình.
4.3. Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cần vệ sinh bàn tay, thay quần áo...
4.4. Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.
4.5. Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như: mở cửa sổ thường xuyên, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí...
4.6. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh. Làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
4.7. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.
4.8. Hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
4.9. Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi,... gia đình phải thông báo ngay đến Trạm y tế xã; các cơ sở y tế để được tư vấn, xử trí, điều trị, cách ly kịp thời.
4.10. “Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sởi !”
Người dân hãy đến trạm y tế xã hoặc Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương để được tư vấn và tiêm vắc xin đầy đủ.
Đối tượng tiêm vắc xin phòng bệnh sởi-rubella là trẻ em và người lớn, đặc biệt là trẻ em từ 1 đến 5 tuổi.
Tính riêng từ đầu năm 2025 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận khoảng 38.807 ca nghi sởi tại 63 tỉnh, thành và 05 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, gần bằng cả năm 2024. Tại Thanh Hoá từ ngày 05/5/2025 đến hết ngày 11/5/2025 ghi nhận 84 ca sốt phát ban nghi Sởi (tăng 83 ca so với cùng kỳ năm 2024); không có ca tử vong; Chưa ghi nhận ổ dịch cộng đồng. Tại huyện Quảng Xương từ đầu năm 2025 đến nay đã có 84 trường hợp sốt phát ban nghi sởi và trong tuần (từ ngày 05/5/2025 đến hết ngày 11/5/2025) có 10 trường hợp.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh sởi, bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cho con em và cộng đồng, Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương khuyến cáo mỗi người dân cần nắm rõ thông tin và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua đường hô hấp, rất dễ lây từ người sang người. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm não,... đặc biệt là ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng và người chưa có miễn dịch.
2. Đường lây:
Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em chưa có miễn dịch, trẻ em từ 2 - 6 tuổi mắc bệnh nhiều.
3. Biểu hiện của bệnh sởi:
Thời kì khởi phát:
- Biểu hiện: Sốt 38,5oC - 40oC, nhức đầu, mệt mỏi …
- Xuất tiết niêm mạc: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm. Tiêu hoá có nôn, chớ, đi ngoài phân lỏng.
- Có hạt nội ban: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm
- Khi phát ban ra ngoài, đầu tiên ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ…
4. Các biện pháp phòng bệnh
4.1. Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi – rubella khi trẻ đủ 18 – 23 tháng tuổi trong Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chiến dịch do cơ quan y tế địa phương tổ chức.
4.2. Người lớn, trẻ em dưới 5 tuổi chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi và phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị - rubella) tại các cơ sở tiêm chủng để phòng bệnh cho chính bản thân và cho trẻ trong gia đình mình.
4.3. Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ cần vệ sinh bàn tay, thay quần áo...
4.4. Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.
4.5. Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như: mở cửa sổ thường xuyên, có ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí...
4.6. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh. Làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
4.7. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.
4.8. Hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
4.9. Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi,... gia đình phải thông báo ngay đến Trạm y tế xã; các cơ sở y tế để được tư vấn, xử trí, điều trị, cách ly kịp thời.
4.10. “Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sởi !”
Người dân hãy đến trạm y tế xã hoặc Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương để được tư vấn và tiêm vắc xin đầy đủ.
Đối tượng tiêm vắc xin phòng bệnh sởi-rubella là trẻ em và người lớn, đặc biệt là trẻ em từ 1 đến 5 tuổi.
Phòng Dân số - TTGDSK
Các tin khác
- TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỞI
- Hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới 8/5/2025. "Chung tay đẩy lùi Thalassemia - Vì một thế hệ khỏe mạnh"
- Sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm Y tế tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID và căn cước công dân gắn chíp để khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế
- TRUYỀN THÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ
- Quyết định về việc ban hành Thể lệ cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành y tế Việt Nam
- Triển khai cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành y tế Việt Nam
- Hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến "Tự hào Việt Nam" kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCNVN
- Hướng dẫn sử dụng sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
- Tuyên truyền tham gia Giải Búa Liềm vàng năm 2025
- Đẩy mạnh và tuyên truyền và báo cáo tiến độ triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025 trên địa bàn huyện
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h