Tay chân miệng Cách phòng tránh
- Ăn uống sạch: Thực hiện ăn chín, uống chín, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo vật dụng ăn uống sạch sẽ và không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa.
- Ở sạch: Vi rút có thể tồn tại ở bề mặt đồ vật trong không gian sống. Vì vậy, cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Bàn tay sạch: Trẻ và người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?
- Khi thấy trẻ sốt và xuẩt hiện nốt phỏng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
- Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với trẻ khác.
- Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
- Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm như cháo, súp.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy liên hệ với cơ sơ y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Chủ động phòng, chống bệnh COVID-19
- Tay chân miệng Cách phòng tránh
- Tăng cường công tác phòng bệnh sốt xuất huyết
- HƯỞNG ỨNG NGÀY ASEAN PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT NĂM 2025
- KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH WHITMORE
- Tuyên truyền phòng, chống bệnh Covid- 19
- Công văn tăng cường qquanr lý cán bộ, viên chức người lao động hoạt động hành nghề y, dược tư nhân
- Công văn về việc tuyên truyền, phổ biến tham gia góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VNeID
- ĐẠI HỘI CHI BỘ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG LẦN THỨ V NHIỆM KỲ 2025–2030 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
- TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỞI
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h