TRUYỀN THÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ
Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta, gia đình và xã hội.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm.
Trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình thường dùng một lượng lớn thực phẩm gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ quả đến các loại đồ ăn chế biến sẵn...Vì vậy nên chọn mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, xem kỹ thời hạn sử dụng, có dấu kiểm nghiệm của Y tế và cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Chọn thực phẩm tươi sạch
- Kiểm tra thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ
- Nơi ăn uống phải cao ráo, thoáng mát
- Thực phẩm, dụng cụ trước khi chế biến phải được rửa, xử lí sạch sẽ
3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
- Không để dụng cụ bẩn bát đũa đã sử dụng qua đêm.
- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.
4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ:
- Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
- Đậy kỹ thức ăn tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
- Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.
- Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn, không ăn thức ăn sau 2h đồng hồ.
- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, tiết canh …
5. Giữ vệ sinh cá nhân tốt
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.
- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
6. Sử dụng nước sạch trong ăn uống
- Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.
7. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
- Không sử dụng sách, báo cũ, bao ni lông màu để gói thức ăn chín.
- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, không thấm chất độc vào thực phẩm.
8. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình, mọi người xung quanh và phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè người dân cần nâng cao trách nhiệm trong vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
Phòng Dân số - TTGDSK
- Sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm Y tế tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID và căn cước công dân gắn chíp để khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế
- TRUYỀN THÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ
- Quyết định về việc ban hành Thể lệ cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành y tế Việt Nam
- Triển khai cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành y tế Việt Nam
- Hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến "Tự hào Việt Nam" kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCNVN
- Hướng dẫn sử dụng sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
- Tuyên truyền tham gia Giải Búa Liềm vàng năm 2025
- Đẩy mạnh và tuyên truyền và báo cáo tiến độ triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025 trên địa bàn huyện
- Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương tổ chức tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày thầy thuốc Việt Nam (27/02/1995-27/02/2025) và 80 năm ngày thành lập ngành Y tế Thanh Hóa (1945-2025)
- Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương thi đua lập thành tích hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/1955 - 27/02/2025
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h