Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em
Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở trẻ em tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có hàng nghìn trẻ em bị thương tích nghiêm trọng do đuối nước, bỏng, ngã, ngộ độc, điện giật, tai nạn giao thông,... Những sự cố này hoàn toàn có thể phòng tránh nếu người lớn nâng cao nhận thức và áp dụng các biện pháp an toàn phù hợp.
Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương khuyến cáo bà con nhân dân một số nội dung phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em như sau:
1. Đuối nước:
- Luôn giám sát trẻ khi ở gần sông, hồ, ao, mương, giếng nước.
- Che đậy các dụng cụ chứa nước trong gia đình như chum, vại, bể nước.
- Dạy trẻ kỹ năng bơi và kỹ năng phòng tránh đuối nước.
- Không để trẻ tắm sông, suối, ao hồ mà không có người lớn đi cùng.
2. Ngã và va đập:
- Không để trẻ leo trèo cây cao, mái nhà, ban công không có lan can.
- Rào chắn cầu thang, che góc bàn nhọn, giữ sàn nhà khô ráo, sạch sẽ.
- Hướng dẫn trẻ chơi ở nơi an toàn, tránh chạy nhảy ở khu vực đông xe cộ.
3. Phòng chống bỏng, điện giật, ngộ độc:
- Để vật dụng nóng, nước sôi, nồi cơm điện ngoài tầm với của trẻ.
- Che ổ điện, không để dây điện trần, rò rỉ điện trong nhà.
- Bảo quản thuốc, hóa chất, chất tẩy rửa ở nơi an toàn, có khóa.
4. Tai nạn giao thông:
- Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho trẻ khi đi xe máy.
- Dạy trẻ đi bộ đúng phần đường, không chơi đùa trên đường giao thông.
- Không để trẻ điều khiển xe máy, xe đạp điện khi chưa đủ tuổi.
Hãy cùng chung tay bảo vệ trẻ em khỏi những tai nạn đáng tiếc! Mỗi hành động nhỏ của người lớn hôm nay sẽ là sự an toàn cho tương lai của các em ngày mai.
Phòng Dân số - TTGDSK
Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương khuyến cáo bà con nhân dân một số nội dung phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em như sau:
1. Đuối nước:
- Luôn giám sát trẻ khi ở gần sông, hồ, ao, mương, giếng nước.
- Che đậy các dụng cụ chứa nước trong gia đình như chum, vại, bể nước.
- Dạy trẻ kỹ năng bơi và kỹ năng phòng tránh đuối nước.
- Không để trẻ tắm sông, suối, ao hồ mà không có người lớn đi cùng.
2. Ngã và va đập:
- Không để trẻ leo trèo cây cao, mái nhà, ban công không có lan can.
- Rào chắn cầu thang, che góc bàn nhọn, giữ sàn nhà khô ráo, sạch sẽ.
- Hướng dẫn trẻ chơi ở nơi an toàn, tránh chạy nhảy ở khu vực đông xe cộ.
3. Phòng chống bỏng, điện giật, ngộ độc:
- Để vật dụng nóng, nước sôi, nồi cơm điện ngoài tầm với của trẻ.
- Che ổ điện, không để dây điện trần, rò rỉ điện trong nhà.
- Bảo quản thuốc, hóa chất, chất tẩy rửa ở nơi an toàn, có khóa.
4. Tai nạn giao thông:
- Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho trẻ khi đi xe máy.
- Dạy trẻ đi bộ đúng phần đường, không chơi đùa trên đường giao thông.
- Không để trẻ điều khiển xe máy, xe đạp điện khi chưa đủ tuổi.
Hãy cùng chung tay bảo vệ trẻ em khỏi những tai nạn đáng tiếc! Mỗi hành động nhỏ của người lớn hôm nay sẽ là sự an toàn cho tương lai của các em ngày mai.
Phòng Dân số - TTGDSK
Các tin khác
- Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em
- Sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm Y tế tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID và căn cước công dân gắn chíp để khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế
- TRUYỀN THÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ
- Quyết định về việc ban hành Thể lệ cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành y tế Việt Nam
- Triển khai cuộc thi trắc nghiệm Tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành y tế Việt Nam
- Hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến "Tự hào Việt Nam" kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCNVN
- Hướng dẫn sử dụng sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
- Tuyên truyền tham gia Giải Búa Liềm vàng năm 2025
- Đẩy mạnh và tuyên truyền và báo cáo tiến độ triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025 trên địa bàn huyện
- Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương tổ chức tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày thầy thuốc Việt Nam (27/02/1995-27/02/2025) và 80 năm ngày thành lập ngành Y tế Thanh Hóa (1945-2025)
Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h